Sóng Elliott là gì? Cách sử dụng sóng Elliott hiệu quả

Một trong những phát hiện hết sức thú vị của thị trường tài chính là sóng Elliott. Điều đặc biệt là nó có mối quan hệ bí ẩn với dãy số Fibonacci. Sóng Elliott ra đời còn bổ xung cho Lý thuyết Dow, khiến cho trường phái phân tích kỹ thuật có thêm sức sống mới và nền tảng vững chắc.

Song-Elliott-la-gi-ly-thuyet-song-elliott-wave

Sóng Elliott là gì?

Lý thuyết sóng Elliott được đặt theo tên của người đã phát minh ra nó – Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Sau khi Elliott phân tích dữ liệu của thị trường chứng khoán Mỹ trong 75 năm, ông đã phát hiện ra rằng thị trường không thực sự biến động một cách hỗn loạn mà theo một quy luật nhất định. Năm Elliott 66 tuổi, ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng về các bằng chứng và có niềm tin mạnh mẽ vào lý thuyết của mình và bắt đầu chia sẻ nó cho các nhà đầu tư bằng việc xuất bản cuốn sách có tên là “Công thức sóng” (The Wave Principle).

Theo ông, giá cổ phiếu bị biến động trong những chu kỳ lặp đi lặp lại. Nó phản ánh cảm xúc của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài hay tâm lý chung của phần lớn nhà đầu tư tại thời điểm đó và ông gọi các chu kỳ này là sóng. Vì vậy, nếu bạn có thể nhận biết được những con sóng như vậy thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó vào việc dự đoán giá cổ phiếu và đầu tư kiếm lời từ đó. Điều này hiển nhiên rất hấp dẫn và lôi cuốn các nhà đầu tư. Và ông đã tự đặt tên cho phát minh của mình là Lý thuyết sóng Elliott.

Lưu ý

Ở thời của Ralph Nelson Elliott thì thị trường forex vẫn chưa phát triển. Các sản phẩm tài chính khác cũng vậy, nên đối tượng hàng hóa được phân tích ở đây là các cổ phiếu, tức thị trường chứng khoán. Nhưng sau này các sản phẩm giao dịch tài chính khác xuất hiện và hoạt động đầu tư forex cũng phát triển thì mô hình sóng Elliott cũng có thể áp dụng chung cho tất cả các loại sản phẩm trên, vì nó liên quan đến quy luật tâm lý của con người. Đặc biệt là có liên quan đến dãy số Fibonacci, một dãy số thần bí trong vũ trụ như đã được đề cập.

Mối quan hệ giữa sóng Elliott và dãy số Fibonacci

Nhân tiện nói luôn về mối quan hệ giữa sóng Elliott và dãy số Fibonacci. Sau khi phát minh ra Lý thuyết sóng Elliott thì người ta phát hiện ra một sự trùng hợp kỳ lạ. Đó là các nguyên lý sóng Elliott cũng tuân theo quy luật của dãy số Fibonacci.

Các sóng tăng trong sóng đẩy là sóng 1, sóng 3, sóng 5….. chính là các con số nằm trong dãy số Fibonacci. Mỗi một con sóng điều chỉnh có thể phân chia ra thành 13 con sóng nhỏ hơn theo mô hình Fractals. Tương tự, mỗi một con sóng đẩy có thể phân chia ra thành 21 con sóng nhỏ hơn theo mô hình Fractal. Tổng số sóng nhỏ trong một con sóng điều chỉnh lớn là 55 = (21 + 21 + 13) sóng. Tổng số sóng nhỏ trong một con sóng đẩy lớn là 89 = (21 + 21 + 21 + 13 + 13). Xem hình dưới. Mà những con số 1, 3, 5, 7…..13, 21, 55, 89 đều là những con số nằm trong dãy số Fibonacci.

Ralph Nelson Elliott khẳng định khi phát minh ra Lý thuyết sóng Elliott, ông không hề biết về dãy số Fibonacci trước đó. Sau này khi bổ xung và hoàn thiện cho Nguyên lý sóng Elliott, người ta cũng sử dụng các mức giảm 23.8%, 38.2%, 50% và 61.8% của tỷ lệ Fibonacci để áp dụng cho các mức điều chỉnh trong các sóng điều chỉnh của sóng Elliott.

Cách vẽ sóng Elliott

 

Song-Elliott

Mô hình sóng Elliott được lấy từ luận văn của Ralph Nelson Elliott

Thành phần cơ bản để cấu tạo nên mô hình sóng Elliott như vậy là mẫu 5 sóng, được mô tả như hình dưới đây.

ly-thuyet-song-elliott-elliott-wave-Mẫu-sóng-5-3

Sóng Elliott 1

Trong một giai đoạn mà thị trường đang trầm lắng kéo dài, nhiều người không quan tâm, báo chí cũng không đưa tin nhiều, thị trường đi ngang. Nhưng đến một thời điểm mà thực lực thị trường đã được cải thiện nhiều so với trước đó, một số nhà đầu tư có dư giả tiền bạc và có tầm nhìn xa hơn, nhìn thấy những dấu hiệu tăng trưởng của thị trường đã bắt đầu mua vào. Thị trường có chút nhúc nhíc kèm theo khối lượng giao dịch tăng hơn. Sóng 1 trong nguyên lý sóng Elliott bắt đầu hình thành từ đó. Nhưng ban đầu sẽ không rõ ràng và ít người nhận ra. Tiếp đó, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào thị trường hơn làm cho giá cổ phiểu tăng mạnh hơn, kèm theo khối lượng cũng tăng mạnh hơn nữa.

Sóng Elliott 2

Mặc dù sóng 1 đã hình thành và tăng cao hơn so với những biến động thông thường trong giai đoạn đó, nhưng nhiều người vẫn còn nghi ngờ, rằng nó cũng chỉ giống như những gợn sóng trước đó, lên rồi lại xuống. Những người đã mua vào trước đó hoặc những người bị kẹt đã lâu tìm thấy cơ hội để bán ra thu lời hoặc giải phóng chứng khoán đã nắm giữ quá lâu khiến cho thị trường tạm thời điều chỉnh. Nhưng khác với những lần trước, thị trường không giảm quá sâu, thường là không giảm thấp hơn mức 61,8% kể từ khi sóng 1 hình thành, kèm theo đó là khối lượng giao dịch cũng thấp.

Sóng Elliott 3

Do thực lực của thị trường đã mạnh lên, tình hình kinh tế vĩ mô đã được cải thiện, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khả quan hơn nên tiềm năng tăng giá là có thật. Lúc này có một lực vô hình khiến các doanh nghiệp, các nhà đầu tư lạc quan hơn. Báo chí cũng đưa nhiều tin tức hơn, đưa tin tích cực hơn khiến cho các nhà đầu tư có niềm tin mạnh mẽ hơn vào xu hướng tăng trưởng mới của thị trường và đẩy mạnh mua vào khiến cho giá các loại cổ phiểu tăng trưởng nhanh chóng, tăng vượt qua xa đỉnh của sóng 1 . Chính vì thế sóng 3 thường là sóng dài nhất trong mô hình sóng 5 – 3 của Lý thuyết sóng Elliott.

Sóng Elliott 4

Khi giá các loại cổ phiếu đã tăng mạnh thì một số nhà đầu tư đã mua vào trước đó bán ra để thu lời. Hành động này khiến cho thị trường tạm thời điều chỉnh xuống, nhưng sẽ giảm không nhiều, và thường không giảm xuống quá 50% so với sóng 3.

Sóng Elliott 5

Mặc dù thị trường bị điều chỉnh giảm ở sóng 4, nhưng niềm tin của các nhà đầu tư đã được củng cố trước đó. Báo chí và người người nói về các chủ đề liên quan đến thị trường này khiến cho nhiều người bị tác động tâm lý mạnh, không muốn bỏ qua cơ hội mua vào. Một lần nữa giá cả các loại chứng khoán được đẩy lên cao. Các nhà đầu tư dường như đã bị thị trường thôi miên và mua vào như điên, bất chấp những cảnh báo của các “chiên gia”. Nhưng đến cuối sóng 5 thì lực mua yếu dần, khối lượng giao dịch thấp dần.

Các sóng điều chỉnh ABC

Trên đây đã mô tả về quá trình hình thành của 5 sóng Elliott được đánh số từ 1 đến 5. Nếu ta Zoom nhỏ nó lại theo nguyên lý Fractals thì có thể quy nó về một sóng lớn. Sóng lớn này được gọi là sóng đẩy. Khi sóng đẩy kết thúc thì tiếp nối nó sẽ là sóng điều chỉnh. Để dễ phân biệt thì người ta đánh dấu nó bằng các chữ cái A, B và C (hình dưới). Các sóng điều chỉnh này nếu Zoom lại, theo mô hình Fractals thì cũng có thể quy nó về một sóng lớn, tạm gọi là sóng 2′. Sau khi sóng C kết thúc thì thị trường có thể giảm hoặc tăng tùy thuộc vào thực lực của thị trường ở cấp độ lớn hơn.

 

Nguyên tắc cơ bản về cách đếm sóng Elliott:

Vì giá của các loại chứng khoán thường diễn biến rất phức tạp nên đôi khi rất khó để nhận ra các con sóng trong mô hình sóng Elliott nên Ralph Nelson Elliott đã đưa ra môt số quy tắc để nhận diện các con sóng này như sau:

  • Nguyên tắc số 1: Sóng thứ 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.
  • Nguyên tắc số 2: Sóng thứ 2 không bao giờ xa hơn điểm đầu của sóng thứ 1
  • Nguyên tắc số 3: Sóng thứ 4 không bao giờ đi vào biên độ giá của sóng thứ 1.

Các đặc điểm của Sóng Elliott – Sóng Elliott nâng cao

1). Cấu trúc Fractal – Sóng trong sóng

Một trong những đặc điểm quan trọng của sóng Elliott đó là cấu trúc Fractals. Vậy cấu trúc Fractals là gì?

Ly-thuyet-song-Elliott-Cau-truc-Fractals-la-gi

Fractals là một loại cấu trúc hình học mà trong toán học gọi là Hình học bội phân – Fractal. Đó là dạng cấu trúc đồng dạng vô tận khi chúng ta cứ tiếp tục chia nhỏ một hình hay một vật thể đến mức nhỏ hơn thì nó vẫn có hình dạng như vậy, chỉ khác nhau về độ lớn mà thôi.

Ví dụ như từ một tam giác cân ban đầu, ta chia thành 4 tam giác nhỏ bằng nhau. Sau khi tô đen tam giá nhỏ ở giữa ta sẽ có 3 tam giác nhỏ còn lại giống hệt nhau và giống hệt tam giác lớn ban đầu. Cứ tiếp tục phân chia như vậy đến vô cùng thì ta vẫn thu được một cấu trúc giống nhau, chỉ khác nhau về độ lớn.

Về vật thể, lấy ví dụ như một cây súp lơ, ta sẽ thấy mỗi nhánh của cây súp lơ sẽ có cấu trúc giống như là một cây sup lơ nguyên vẹn vậy. Khi càng phát triển thì nó càng cho ra nhiều nhánh, các nhánh luôn có cấu trúc giống nhau và đồng dạng với cây súp lơ ban đầu. Và còn vô số các hình thể trong tự nhiên khác như bông tuyết, vỏ sò… cũng đều có cấu trúc hình thể dạng Fractal.

Ly-thuyet-song-Elliott-Elliott-Wave-Fractals-2

MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT CŨNG MANG ĐẶC ĐIỂM CỦA CẤU TRÚC FRACTALS

Một sóng Elliott lớn có thể được chia thành nhiều sóng Elliott nhỏ hơn, gọi là sóng trong sóng. Như vậy, nó cũng mang cấu trúc của Fractals.

Ly-thuyet-song-Elliott-Elliott-Wave-đ1

LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT CŨNG PHÂN BIỆT VÀ ĐẶT TÊN CHO CÁC LOẠI SÓNG TỪ LỚN ĐẾN NHỎ NHƯ SAU:

  • Siêu chu kỳ lớn – Grand Supercycle – Thường kéo dài vài thế kỷ
  • Siêu chu kỳ – Supercycle – Thường kéo dài vài thập kỷ
  • Chu kỳ – Cycle – Thường kéo dài vài năm
  • Chính – Primary – Thường kéo dài vài tháng
  • Trung gian – Intermediate – Thường kéo dài vài tuần
  • Nhỏ – Minor – Thường kéo dài vài ngày
  • Vụn vặt – Minute
  • Rất vụn – Minuette
  • Siêu vụn – Sub-minuette

2). Sóng đẩy mở rộng

Theo Lý thuyết sóng Elliott thì sẽ có một trong 3 sóng đẩy được mở rộng và lớn hơn so với các sóng còn lại. Thông thường là sóng 3 hoặc sóng 5 sẽ được mở rộng, hiếm khi là sóng 1.

Song-đay-mo-rong-trong-Elliott-Wave

3). Sóng cụt

Trường hợp khi thị trường đang trong giai đoạn của sóng 5 nhưng động lực tăng trưởng đã bị yếu đi. Một phần có thể do nhiều nhà đầu tư đã nhận ra đây là sóng cuối cùng trong mô hình sóng Elliott nên đã bán ra nhiều hơn. Điều này làm cho sóng 5 có thể thấp hơn sóng 3 và bị gọi là sóng cụt như hình dưới đây:

Song-cut-trong-Elliott-Wave

4). Mô hình sóng Elliott theo cấu trúc tam giác chéo

Đây là trường hợp đặc biệt mà sóng 4 có thể xuống thấp tới mức nằm trong vùng  của sóng 1.

Ly-thuyet-song-Elliott-Elliott-Wave-tam-giac-cheo-1

Ly-thuyet-song-Elliott-Elliott-Wave-tam-giac-cheo-2

Quy tắc nhận dạng:

  • Mô hình Tam giác chéo bao gồm 5 sóng.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng khác.
  • Sóng 4 và Sóng 1 chéo nhau (vì thế nó có tên gọi là Tam giác chéo), tức là đáy Sóng 4 đi vào biên độ của Sóng 1.
  • Sóng 4 không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 3.
  • Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.
  • Tam giác chéo được phân chia thành 2 loại: Leading Diagonal Triangle và Ending Diagonal Triangle

Mối quan hệ giữa Nguyên lý sóng Elliott và Lý thuyết Dow

Elliott thừa nhận rằng ông chịu ảnh hưởng lớn bởi từ Lý thuyết Dow. Như chúng ta có thể thấy, trong Lý thuyết Dow có Ba giai đoạn tăng trưởng của thị trường thì trong nguyên lý sóng Elliott có Mẫu hình sóng đẩy 5 – 3 như nói ở trên. Trong Lý thuyết Dow có Ba cấp độ của một xu hướng lớn thì trong nguyên lý sóng Elliott có Cấu trúc sóng dạng Fractal – Sóng trong sóng. Tuy nhiên Elliott nói rằng, nguyên lý sóng Elliott là một “phụ trưởng cần thiết của Lý thuyết Dow” và cho rằng nó phát triển chi tiết hơn, sâu hơn cho Lý thuyết Dow.

**********************************

Kho tài liệu Forex dễ hiểu Miễn Phí:  Tại đây

—————————————————————
👉 Link đăng ký mở tài khoản Forex để giao dịch kiếm tiền ngay hôm nay:  KÍCH VÀO ĐÂY
► Nhận tài liệu “Phương Pháp Vào Lệnh VIP – Free”
►Vào nhóm tín hiệu chính xác lên đến 90% Tại Đây
Liên hệ zalo hỗ trợ vào nhóm: 0974 626 259
—————————————————————
Bài viết liên quan