Chỉ báo Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất

Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

Chỉ báo Bollinger Bands được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật, đặc biệt là trong thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán. Chỉ báo này được phát triển bởi nhà đầu tư có tên là John Bollinger vào năm 1983. Sau đó nó được các trader sử dụng phổ biến đến mức Bollinger trở nên rất nổi tiếng. Đến năm 2001 thì ông đã chính thức đăng ký thương hiệu cho chỉ báo của mình là Bollinger Bands.

Chi-bao-Bollinger-Bands-la-gi

Chỉ báo Bollinger Bands gồm 3 thành phần chính:

  • Đường giữa: chính là đường trung bình động MA, thường lấy theo giá đóng cửa của 20 giai đoạn gần nhất.
  • Dải trên: được lấy từ đường trung bình động cộng với 2 lần độ lệch chuẩn (đôi lúc chọn 3).
  • Dải dưới: được lấy từ đường trung bình động trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn (đôi lúc chọn 3).

Tham khảo thêm về độ lệch chuẩn:

Độ lệch chuẩn là một giá trị thể hiện mức độ hội tụ hay sức phân tán của một tập dữ liệu. Nếu một tập dữ liệu có độ lệch chuẩn nhỏ điều đó chứng tỏ các phần tử dữ liệu nhìn trên phương diện tổng quát có sự tương đồng cao. Ngược lại thì dữ liệu có vùng phân tán lớn, rải rác trong không gian giá trị của chúng. Trong tiếng anh nó được định nghĩa bằng một câu rất xúc tích: “The average distance from the mean of the data set to a point”.

Công thức tính độ lệch chuẩn:

Chi-bao-Bollinger-Bands-trung-binh-cong-1

Chi-bao-Bollinger-Bands-do-lech-chuan

Hình minh họa chỉ báo Bollinger Bands:

Minh-hoa-chi-bao-Bollinger-Bands

(Hình ảnh được vẽ trực tiếp từ đồ thị phần mềm MT4 của sàn IC Markets)

Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands hiệu quả nhất

Có 3 trường hợp chính để sử dụng chỉ báo Bollinger Bands:

Trường hợp thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc giảm

Chẳng hạn như trường hợp xu hướng giảm ở trên. Thường giá sẽ không vượt qua đường trung bình ở giữa. Như vậy, cứ khi nào giá hồi phục và chạm đường trung bình thì là cơ hội để đặt lệnh bán xuống như đánh dấu bằng hình chữ nhật bôi vàng tại các điểm SELL 1 trong hình minh họa ở trên. Sau đó bạn có thể đóng một phần lệnh hoặc toàn bộ lệnh (tùy theo chiến lược của bạn) để thu lời khi giá chạm dải dưới. Ngược lại, trường hợp giá đang trong xu hướng tăng thì bạn biết cần phải làm thế nào rồi đấy.

Trường hợp giá đang trong giai đoạn không có xu hướng rõ ràng

Với biên độ 2 lần độ lệch chuẩn, theo lý thuyết xác suất thống kê thì 90% là giá sẽ không vượt ra ngoài biên độ đó. Do vậy cứ khi nào giá tăng chạm vào dải trên thì đặt lệnh bán. Khi nó xuống chạm đến đường trung bình thì bạn có thể đóng lệnh thu lời. Ngược lại, cứ khi nào giá xuống giảm đến dải dưới thì có thể đặt lệnh mua. Khi nó phục hồi chạm đường trung bình thì đóng lệnh để thu lời.

Trường hợp dải Bollinger Bands bị thắt chặt lại

Đây là lúc mà giá đang dao động trong một biên độ hẹp. Đây là thời điểm mà giá đang có sự tích lũy để bùng nổ theo một hướng nào đó. Trong trường hợp này thì bạn cần phải tham khảo thêm các chỉ số và dấu hiệu khác để xác định hướng đi của giá sắp tới và có chiến lược giao dịch và cài đặt stop loss hợp lý.

**********************************

Kho tài liệu Forex dễ hiểu Miễn Phí:  Tại đây

—————————————————————
👉 Link đăng ký mở tài khoản Forex để giao dịch kiếm tiền ngay hôm nay:  KÍCH VÀO ĐÂY
► Nhận tài liệu “Phương Pháp Vào Lệnh VIP – Free”
►Vào nhóm tín hiệu chính xác lên đến 90% Tại Đây
Liên hệ zalo hỗ trợ vào nhóm: 0974 626 259
—————————————————————
Bài viết liên quan